Trang chủ - Game bắn cá miễn phí

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG game bắn cá miễn phí

BỆNH GLÔCÔM

     Glôcôm là bệnh mắt khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh rất nguy hiểm bởi nguy cơ gây mù lòa là rất lớn. Bệnh nhân glôcôm sau phẫu thuật cần được theo dõi chặt chẽ, tuân thủ các điều kiện vệ sinh, tái khám để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

      Bệnh Glôcôm (miền Nam gọi là cườm nước, miền Bắc gọi là thiên đầu thống) hay chứng tăng nhãn áp là một tình trạng nơi thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm.

     Glôcôm thường xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực bên trong mắt và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì thế rất khó nhận ra.

     Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi 70 và 80.

  • Nguyên nhân gây ra glocom?

★ Do yếu tố di truyền trong gia đình

★ Do tuổi tác cao – nguy cơ bị bệnh glaucoma tăng lên khi trên 50 tuổi.

★ Do có tiền sử các bệnh lý về mắt như: biến chứng tiểu đường, viêm nhiễm về mắt như viêm màng bồ đào,…

★ Do các chấn thương mắt

★ Do tác dụng phụ của việc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids

★ Biến chứng sau phẫu thuật mắt

★ Sắc tộc – Người Đông Nam Á và Người Da Đen ở vùng Caribe dễ mắc các dạng bệnh glaucoma nhiều hơn người thuộc chủng tộc người da trắng.

  • Triệu chứng bệnh glocom

    Bệnh Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, Glôcôm chủ yếu được chia làm 2 thể bệnh chính là Glôcôm góc đóng và Glôcôm góc mở. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường bị bỏ qua.

★Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: bệnh Glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt.

★ Mờ mắt thoáng qua: ở giai đoạn sớm khi tình trạng nhãn áp tăng lên có thể làm nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong 1 thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, bệnh nhân nhìn rõ trở lại, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh Glôcôm.

 ★Nhìn thấy hào quang: khi nhãn áp tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài cả buổi và lập đi lập lại trong một khoảng thời gian.

★ Nhức đầu: nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh trong đó cao huyết áp là bệnh thường hay nghĩ đến hơn là bệnh Glôcôm. Vì vậy, khi các triệu chứng nhức đầu kèm theo nhức mắt, mờ mắt thì cần phải đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra có bệnh Glôcôm kèm theo hay không.

★Ngoài ra, người mắc bệnh Glôcôm có thể có thêm một số triệu chứng như:

– Nhìn đèn có quầng xanh đỏ, nhìn có đom đóm bay trước mắt.

– Thích nghi sáng tối kém, khó nhìn theo vật di động.

– Nhìn khuyết góc hoặc nhìn bị che lấp một phần.

– Đau nhức hốc mắt.

– Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.

– Mắt sưng đỏ, khi lấy tay di vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

– Nôn hoặc buồn nôn.

Thường thì trong giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện ít và khó phát hiện. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.

  • Làm thế nào để phòng ngừa bệnh glocom?

Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm và ngăn chặn tổn thương thần kinh thị giác. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.

★Từ 40 tuổi trở lên và những bệnh nhân có yếu tố di truyền như có ba mẹ hay ông bà bị Glôcôm thì nên khám kiểm tra nhãn áp thường quy.

★ Glôcôm góc mở không thể phòng ngừa, nhưng nếu được

★ Chẩn đoán và sớm điều trị có thể ngăn ngừa suy giảm thị lực.

★ Glôcôm góc đóng, có khả năng phòng ngừa. Điều trị dự phòng bằng laser mống mắt chu biên được thực hiện trong giai đoạn đầu của bệnh (khi mắt có góc đóng, nhưng vẫn chưa phát triển thành bệnh tăng nhãn áp) sẽ giúp ngăn ngừa mù lòa.

★ Thường xuyên đi khám mắt 1 đến 2 lần trong một năm để phát hiện những dấu hiệu bệnh Glocom và các bệnh về mắt khác.

★ Không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt vì có thể dẫn đến mù loà do bị glôcôm, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc.

★ Số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra.

★ Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để điều trị laser dự phòng glôcôm tân mạch.

★ Những người được chẩn đoán bị đục thể thuỷ tinh cần theo dõi và mổ đúng thời điểm để tránh những biến chứng do đục thể thuỷ tinh giai đoạn cuối gây ra.

★ Hướng dẫn cho người dân biết cách sơ cứu bỏng hoá chất, chấn thương. Điều trị đúng, tích cực những trường hợp bỏng hoặc chấn thương tránh biến chứng dính mống mắt.