Trang chủ - Game bắn cá miễn phí

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG game bắn cá miễn phí

PHẪU THUẬT GLÔCÔM

   Glôcôm là bệnh mắt khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh rất nguy hiểm bởi nguy cơ gây mù lòa là rất lớn. Bệnh nhân glôcôm sau phẫu thuật cần được theo dõi chặt chẽ, tuân thủ các điều kiện vệ sinh, tái khám để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

  • Mắt bị Glôcôm có mổ được không?

    Rất nhiều người bệnh thắc mắc bệnh glôcôm có mổ được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải mổ. Vậy khi nào mắt bị glôcôm cần phải mổ? Mắt bị glocom mổ bằng phương pháp nào?

  • Khi nào mắt bị Glôcôm cần phải mổ?

     Bệnh glôcôm ở thể nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ nhãn áp kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng thuốc lâu ngày không có tác dụng, bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

    Trường hợp thứ hai cần mổ mắt glocom là khi bệnh đã ở tình trạng nặng, hệ thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng. Để tránh nguy cơ mù lòa, người bị bệnh cườm nước cần phải tiến hành mổ.

    Ngoài ra, những người bị tăng nhãn áp góc đóng cũng phải phẫu thuật nhanh chóng để giúp người bệnh bớt đau đớn, khó chịu.

  • Điều trị bệnh glôcôm bằng cách nào?

    Mục đích điều trị bệnh Glocom là làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng nhìn, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân glocom có thể được chỉ định điều trị bằng nhiều giải pháp khác nhau như:

   ★  Điều trị bằng thuốc tra mắt, thuốc uống, truyền dịch để làm hạ nhãn áp

   ★ Điều trị laser: Laser mống mắt chu biên, Cắt mống mắt chu biên, tạo hình mống mắt bằng laser, đốt laser vùng bè, đốt laser vùng bè chọn lọc, laser quang đông thể mi.

   ★ Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bè, phẫu thuật lỗ rò, phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng, phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng.

  • Những lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ glocom thế nào?

   ★ Tuân thủ cách dùng thuốc của bác sĩ

  – Thuốc uống: đúng, đủ liều, đúng thời điểm do bác sĩ kê đơn.

  – Thuốc nhỏ mắt: đúng thuốc, đủ số lần theo chỉ định (một số loại thuốc cần phải tra đúng giờ để đạt kết quả tốt trong điều trị).

   ★ Khám lại đúng theo lịch hẹn

   -Việc khám kiểm tra lại mắt là hết sức quan trọng trong quá trình điều trị để đánh giá tình trạng nhãn áp và chức năng thị giác.     

   – Người bệnh được khám lại 01 ngày sau phẫu thuật để phát hiện những biến chứng sớm.  

   – Các thời điểm cần khám lại mắt tiếp theo: sau mổ một tuần, hai tuần, một tháng, ba tháng.

   – Trường hợp đặc biệt khám lại theo chỉ định của bác sĩ.   

   – Khi bệnh ổn định: khám mắt định kỳ 3 đến 6 tháng một lần tùy theo mức độ tổn thương chức năng thị giác.                                                                       

   – Khám lại bất kỳ lúc nào nếu có những biểu hiện bất thường về mắt.

   – Khi đi khám lại người bệnh phải mang đầy đủ sổ khám bệnh, giấy ra viện trước đó.

   ★ Vệ sinh mắt đúng cách

    – Rửa mặt và vệ sinh thân thể bằng nguồn nước sạch. Tránh xà phòng và dầu gội đầu rơi vào mắt.

    – Rửa tay bằng xà phòng trước khi tra thuốc.

   – Khi tra thuốc cần lưu ý đầu lọ thuốc cách mắt người bệnh 3 đến 5cm, một tay kéo mi mắt dưới, tay kia tra 1 đến 2 giọt thuốc vào góc mắt hoặc kết mạc mi dưới mắt. 

   – Rửa mắt 2 – 3 lần bằng dung dịch nước muối 0,9%. Sử dụng bông sạch lau bờ mi từ trong ra ngoài, từ trung tâm vòng rộng ra xung quanh.

   – Mang kính bảo vệ mắt khi ra đường để tránh khói bụi và tránh ánh sáng mạnh tác động đến mắt                                                                                  

   ★ Chế độ sinh hoạt :

   – Vận động nhẹ nhàng, nghỉ công tác trong tuần đầu sau phẫu thuật, không nên lái xe trong những ngày đầu sau mổ.

   – Không nên lao động nặng trong 2 tháng đầu sau phẫu thuật.

   – Không ấn, dụi vào mắt, tránh những va chạm mạnh vào mắt khi sinh hoạt và vui chơi, khi ngủ không gác tay đè lên mắt.

   – Trong tuần đầu nên nằm nghiêng về phía không phẫu thuật

   ★ Chế độ dinh dưỡng:

   – Ăn uống những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và muối khoáng như gan các loại động vật nhất là gan cá thu, các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, đu đủ chín, cà rốt, bí đỏ… rất tốt cho mắt.

   – Các loại rau có lá màu xanh sẫm chứa rất nhiều dinh dưỡng và chất chống ôxi hóa như rau cải, hoa lơ xanh, rau ngót…

   – Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu…