Trang chủ - Game bắn cá miễn phí

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HỆ THỐNG game bắn cá miễn phí

Hẹp điểm lệ

Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này đó là do bẩm sinh và do các yếu tố bên ngoài tác động.

– Có rất nhiều em bé khi sinh ra đã mắc phải tình trạng điểm lệ bị bít lại bởi một màng mỏng màu trắng, tuy nhiên có nhiều em bé thì lớp màng này sẽ tự động biến mắt sau một vài tháng. Nhưng nếu như sau 1 tuổi, lớp màng đó không biết mất hoặc biến mất không hoàn toàn, lúc mà bố mẹ nhìn kỹ vào điểm lệ vẫn không thấy được hình một dạng lỗ hình tròn thì khả năng rất cao con đang mắt phải bệnh lý về điểm lệ, do đó bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị càng sớm các tốt.

– Do viêm nhiễm: Khi bị viêm nhiễm, vi trùng, vi khuẩn sẽ bị ứ đọng lại và tạo ra một môi trường hoạt động ở trong đấy làm ngăn chặn đường lưu thông của nước mắt đi qua điểm lệ để thông vào ống lệ đạo. Sau một thời gian, nếu tình trạng viêm nhiễm này không được điều trị sẽ gây ra hiện tượng rò và chảy mủ ra ngoài.

– Do chấn thương: những mô sẹo để lại do di chứng của chấn thương gây nên là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chít hẹp điểm lệ.

– Do sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản trong thời gian dài, làm ảnh hưởng tới điểm lệ

– Thậm chí là do quá trình bơm lệ quản tiến hành không đúng với kỹ thuật, cho nên dẫn đến tình trạng bị trầy xước làm tổn thương, gây viêm và bít dính.

Các phương pháp điều trị hẹp điểm lệ hiệu quả nhất

Hiện nay, có 3 phương pháp chủ yếu được áp dụng trong kỹ thuật điều trị chít hẹp điểm lệ đó là: Nong điểm lệ, phẫu thuật tạo hình điểm lệ, đặt ống sillicon sau tạo hình điểm lệ.

3.1 Kỹ thuật bơm rửa lệ đạo

Kỹ thuật bơm rửa lệ đạo sẽ được tiến hành bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bệnh nhân được yêu cầu nằm thẳng và nằm ngửa lên trên giường bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện quá trình gây tê bề mặt từ 2 – 3 lần và mỗi lần cách nhau với khoảng thời gian từ 1 – 2 phút.

– Bước 2: Bác sĩ đứng ở vị trí phía đầu của bệnh nhân, dùng tay kéo phần da mí mắt ra ngoài và hướng xuống dưới để có thể cố định mi và điểm lệ.

– Bước 3: Bác sĩ dùng tay còn lại để sử dụng bơm tiêm và đưa kim theo hướng thẳng góc từ trên xuống và đi xuyên qua điểm lệ khoảng 1mm. Sau đó, bác sĩ sẽ quay bơm tiêm với góc 90 độ vào lệ quản ngang, hướng song song bờ mi đến túi lệ, đến khi kim tiêm chạm được vào thành xương thì rút lại khoảng 1mm và từ từ tiến hành bơm nước vào.

Sau khi tiến hành xong kỹ thuật này nếu như nước có thể đi xuống miệng thì điểm lệ và lệ đạo đã được thông; nếu như nước vừa xuống miệng và vừa trào điểm lệ trên, hoặc bác sĩ phải bơm thật mạnh tay thì nước mới xuống được miện chứng tỏ lệ đạo vẫn đang bị hẹp; nếu như nước trào tại chỗ thì người bệnh đang bị tắc lệ quản dưới của lệ đạo và nếu như nước trào ở lệ quản trên thì khả năng người bệnh đang bị tắc đoạn từ cổ túi lệ đến ống lệ mũi.

Tuy nhiên, phương pháp này dường như chỉ có tác dụng tạm thời và có nhiều khả năng tái phát trở lại sau một thời gian.

3.2 Phẫu thuật tạo hình điểm lệ

Phẫu thuật tạo hình điểm lệ là một nhóm kỹ thuật nhằm tái tạo lại hình dạng cũng như vị trí điểm lệ nhằm điều trị một số bệnh lý như hẹp, bít tắc điểm lệ gây nên hiện tượng chảy nước mắt, giúp cho người bệnh có tầm nhìn tốt hơn. Phương pháp này thường được chỉ định cho những người mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở mắt như: viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc,… hoặc mắc phải bệnh toàn thân.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ cần phải thực hiện một số bước quan trọng như là: kiểm tra thị lực, nhãn áp; xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang tim phổi, khám nội khoa và cho ra kết quả bình thường.

Quá trình phẫu thuật tạo hình điểm lệ sẽ được tiến hành các bước như sau: Đầu tiên sẽ cần làm lộ ra vị trí điểm lệ để bắt đầu quá trình phẫu thuật, sau đó cắt vát hình chữ V thành trong điểm lệ, tùy thuộc vào mức độ hẹp như thế nào sẽ cắt kích thước của hình chữ V to hay nhỏ. Khi đã tạo hình xong, bác sĩ sẽ tiến hành đốt cầm máu, tra thuốc kháng sinh, băng mắt và hoàn thành phẫu thuật.

3.3 Thủ thuật đặt ống Silicon lệ mũi

Thủ thuật đặt ống Silicon lệ mũi là kỹ thuật bảo tồn đường lệ với mục đích điều trị hẹp lệ đạo ở giai đoạn sớm và tắc lệ đạo bẩm sinh. Ống silicon có khả năng tạo hình lại lòng ống của đường lệ. Có 2 đối tượng phù hợp để thực hiện thủ thuật này đó là: thứ nhất, đối với trẻ em khi sinh ra đã bị hẹp điểm lệ bẩm sinh và đã từng điều trị nội khoa, thông và day nắn, nong lệ đạo nhưng không mang lại kết quả. Thứ hai đó là đối với người lớn, những người bị hẹp lệ đạo và đặc biệt bị hẹp lệ quản, đã từng bơm thông lệ đạo nhiều lần nhưng vẫn không hiệu quả, bị tái phát lại.

Tuy nhiên, phương pháp này lại chống chỉ định cho người những hợp bị bít hẹp điểm lệ xuất phát từ những nguyên nhân như: do sự chèn ép của khối u, có đi kèm với bệnh lý mũi xoang, bị dị dạng lệ đạo, khi sinh ra đã không có điểm lệ,…

Trước khi tiến hành thủ thuật này, nếu như là trẻ em sẽ tiến hành gây mê nhưng đối với người lớn có thể lựa chọn gây tê hoặc gây mê. Quá trình tiến hành thử thuật được diễn ra theo các bước như sau:

– Bước 1: Sát trùng vị trí thực hiện thủ thuật và tiến hành gây mê hoặc gây tê.

– Bước 2: Tiến hành đặt gạc đã được tẩm thuốc co mạch pha lẫn với thuốc tê đưa vào khoang mũi, đặc biệt là vào ngách mũi dưới khoảng 5-10 phút trước khi đặt ống.

– Bước 3: Nong điểm lệ bằng dụng cụ que nong và đặt que với thông số lớn dần để nong lệ quản.

– Bước 4: Bơm nước lệ đạo vào điểm đã nong để xác định đã thông hay chưa, nếu chưa thì vị trí hẹp đang ở đâu. Quá trình này bác sĩ sẽ theo dõi mức độ nước trào ngược lại để chẩn đoán.

– Bước 5: Tiếp tục đưa que thông lệ đạo vào lệ quản phía trên hoặc phía dưới, quay que thông 90 độ và tiếp tục đưa que thông xuống túi lệ, ống lệ mũi rồi vào khoang mũi. Kiểm tra xem que thông chắc chắn đã xuống khoang mũi hay chưa.

– Bước 6: Tiến hành đặt ống Silicon. Bước này bác sĩ sẽ tiến hành rút gạc mũi, đặt ống silicon có đầu dẫn lần lượt đi vào đường lệ và rút đầu dẫn ra khỏi đường mũi thông qua ngách mũi dưới. Cầm máu niêm mạc mũi nếu như có thấy chảy máu bằng cách đặt gạc. Sau đó sẽ thực hiện cố định ống, tùy theo loại ống bác sĩ chỉ định sử dụng cho người bệnh mà cách cố định cũng sẽ khác nhau.

– Bước 7: Cuối cùng, tra mỡ kháng sinh vào mắt và tiến hành băng mắt.